Tags:

tôm nguyên liệu

Để thương hiệu tôm Việt ghi được dấu ấn trên thị trường quốc tế vẫn đang là một mục tiêu lớn cho toàn ngành. Ngành tôm Việt Nam có rất nhiều cơ hội để phát triển, nhưng cũng có vô số thử thách. Một trong những thử thách lớn đó là sự liên kết chuỗi, khép kín toàn bộ quy trình sản xuất để kiểm soát chất lượng sản phẩm đầu ra. Đây chính là chìa khóa để góp phần nâng giá trị cho con tôm Việt khi xuất khẩu sang những thị trường khó tính.

(vasep.com.vn) Mặc dù chỉ đứng thứ 6 về NK tôm của Việt Nam, chiếm tỷ trọng khoảng 6%, Australia được đánh giá là thị trường tiềm năng của tôm Việt Nam trong những năm trở lại đây.

Tỷ lệ tôm sống thấp, bài toán quản lý nhân sự chưa thể giải và công suất nhà máy liên tục tăng là những nguyên nhân lớn khiến các doanh nghiệp chế biến tôm vẫn chưa thể tự chủ hoàn toàn nguyên liệu.

Tôm nguyên liệu tại Tiền Giang tăng giá là do đầu vụ nuôi tôm mới trong năm 2022 có nguồn cung chưa nhiều trong khi nhu cầu tiêu thụ trong nước cũng như chế biến xuất khẩu khá lớn.

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ về giống, thức ăn, chế phẩm vi sinh, quy trình nuôi… những mô hình nuôi tôm với mật độ dầy hơn, tỷ lệ thành công cao hơn cũng lần lượt ra đời, giúp ngành tôm không ngừng phát triển. Tuy nhiên, đằng sau những con số ấn tượng về tỷ lệ thành công cao, năng suất vượt trội… của nghề nuôi tôm, vẫn tiềm ẩn nguy cơ về ô nhiễm môi trường, nếu không có giải pháp khắc phục hiệu quả ngay từ bây giờ.

Trong 3 tháng đầu năm, xuất kim ngạch xuất khẩu thủy sản ước đạt 2,4 tỷ USD, tăng 40% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu tôm vẫn chiếm tỷ trọng cao.

Đây là kết quả nghiên cứu đầu tiên về tác động của ánh sáng nhân tạo đối với sự phát triển của tôm nuôi vừa được Signify và ShrimpVet công bố tại hội thảo ra mắt giải pháp chiếu sáng ứng dụng cho nông nghiệp công nghệ cao, diễn ra tại TP.HCM.

Xuất khẩu tôm sang Nga bị ảnh hưởng bởi xung đột Nga-Ukraine: Những ngày gần đây, XK tôm sang Nga đã bị ảnh hưởng bởi chiến sự giữa Nga và Ukraine. Các lô hàng đi Nga đã xuất nhưng chưa biết có được thông quan hay không và hầu hết các DN XK tôm sang Nga hiện đang gặp khó khăn về khâu thanh toán qua ngân hàng.

Anh Nguyễn Văn Thức ở xã Nam Thắng (Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) từ lâu được biết đến là người năng nổ, nhiệt tình với các hoạt động của địa phương. Trong phát triển kinh tế, anh là người dám nghĩ dám làm, mạnh dạn đầu tư ao nuôi tôm công nghệ cao trong nhà lưới, đem lại thu nhập cao.

Chất lượng môi trường nuôi không đảm bảo là một trong những nguyên nhân chính gây nên dịch bệnh trên tôm, gây thiệt hại về kinh tế rất lớn cho người nuôi.

Cùng với cây lúa, con tôm là một trong những vật nuôi chủ lực của tỉnh Bạc Liêu. Thế nhưng lâu nay, giá tôm nguyên liệu luôn bị thả nổi và người nuôi tôm hoàn toàn ở thế bất lợi khi giá tôm có sự biến động. Nhiều bà con nuôi tôm kiến nghị, tỉnh cần có giải pháp bình ổn giá tôm như nhiều mặt hàng nông sản khác.

Các diện tích lúa kém hiệu quả được Trung tâm Khuyến nông Quảng Bình hỗ trợ xây dựng mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực, cho hiệu quả kinh tế cao.

Tỉnh Ninh Thuận có lợi thế phát triển nghề nuôi tôm nước lợ, với diện tích thả nuôi hằng năm hơn 800 ha, sản lượng đạt khoảng 7.000 tấn. Nuôi tôm thương phẩm, nhất là tôm thẻ chân trắng mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho nông dân ven biển; đồng thời, tạo điều kiện cho một số ngành nghề phát triển theo như sản xuất giống, dịch vụ cung ứng thức ăn phục vụ nuôi tôm. Tuy vậy, hoạt động nuôi tôm đang gặp khó khăn do dịch bệnh, gần đây giá thức ăn cho tôm tăng cao ảnh hưởng lớn đến hộ nuôi. Để giúp người nuôi tôm thành công, ngành chức năng, các địa phương đã đề ra nhiều giải pháp tổ chức thực hiện có hiệu quả.

Huyện Mỹ Xuyên là vùng trọng điểm nuôi luân canh tôm - lúa của tỉnh Sóc Trăng cũng như cả nước. Đặc điểm của mô hình tôm - lúa ở Mỹ Xuyên là dựa vào các yếu tố tự nhiên như điều kiện thổ nhưỡng, mùa vụ... và biện pháp canh tác như là giải pháp kỹ thuật then chốt trong sản xuất, khai thác mối quan hệ hổ tương giữa con tôm và cây lúa để nâng cao hiệu quả sản xuất theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường. Nhằm góp phần nâng cao tỷ lệ sống cho tôm nuôi cũng như giảm thiểu rủi ro về dịch bệnh, Trạm Khuyến nông huyện Mỹ Xuyên đã xây dựng mô hình “Nuôi luân canh tôm lúa kết hợp ương tôm trong bể nổi lót bạt” với quy mô bể ương 100m3 phục vụ cho diện tích nuôi 1 ha, mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao và duy trì phát triển.

Các tỉnh nam sông Hậu đang mở rộng vùng xanh nên dự báo công nhân sẽ sớm trở lại nhà máy thủy sản, thúc đẩy giá tôm tăng mạnh. Trong khi đó, lúa vẫn còn tiêu thụ chậm.

Thời điểm này, nhiều người nuôi tôm tại một số tỉnh miền Tây đang "rầu thúi ruột" vì tôm rớt giá trong khi chi phí tăng vọt do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Trong điều kiện nắng nóng gay gắt, dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhưng sản lượng tôm nước lợ trong sáu tháng đầu năm nay vẫn đạt trên 2.500 tấn, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước.

ĐBSCL là vùng sản xuất và xuất khẩu tôm chủ lực của cả nước. Dù đang gặp những khó khăn bởi dịch Covid-19, song các doanh nghiệp chế biến tôm vẫn nỗ lực hoạt động để đảm bảo các đơn hàng xuất khẩu; đồng thời, giải quyết việc làm và ổn định nguồn tiêu thụ tôm nguyên liệu. 

Hai vụ tôm, một vụ lúa kết hợp tại huyện Hồng Dân đã phát huy giá trị kinh tế. Mô hình này có tới 3 con tôm, gồm: thẻ, sú, càng xanh ôm cây lúa.

Tôm càng xanh thu hoạch cần nhiều nhân công và chủ yếu bán tươi sống nên khó tiêu thụ, giá tiếp tục giảm sâu do nhu cầu thị trường giảm mạnh.